Bài viết này sẽ là cảm nhận của mình về 1 thị trường mà mình đang bắt được sớm:
Đó là Autonomous AI và Autonomous Agents. CAGR trên trung bình 45% trong vòng 5 năm tới thì… điên rồ :)))) Điên thực sự luôn.
Thị trường này đang được đánh giá là sẽ còn nổ hơn cả SaaS. Y Combinator, đơn vị Startup Accelerator to của to, bố của bố, vừa ra 1 video tuần trước bàn luận về chủ đề này ở đây.
Nắm bắt sớm thì không phải chăn bò chăn trâu sớm. Ở đây mình sẽ đi sâu hơn 1 chút về nó.
Table of Content
- Sự xuất hiện của LangChain trong bối cảnh các AI Chatbot
- Ứng dụng của AI Automation: E-Commerce Product Listing
- Ứng dụng của AI Automation: Short videos
- Ứng dụng của AI Automation: Khác
Sự xuất hiện của LangChain trong bối cảnh các AI Chatbot
Mng đều quen thuộc với các con tool chatbot như ChatGTP, Claude, Gemini,… rồi. Bây giờ thì có lẽ sự chú ý lại dồn về các con AI chuyên dụng, domain-specific như Image Generation, Video Generation, Video Editing, Voice Over, Data Analysis,…
Trong bối cảnh đó, thằng LangChain xuất hiện. Nó cho phép xâu chuỗi các mô hình, công cụ, và hành động lại để thực hiện các công việc rất cụ thể với độ nét cao.
Ai có làm quen với các công cụ tự động hóa như thằng Zapier hay thằng Make thì sẽ hình dung được cái này.
Nhìn vào hệ thống này chẳng hạn. Nó kết nối cả webhook, việc xử lý thông tin qua LLM (OpenAI), Google Sheets và 365 Email để tự động hóa quy trình nhận, phân tích, và gửi mail. Hệ thống này là AI Automation. Nó sẽ execute một chuỗi logic, chảy qua nhiều công cụ, mô hình, và LLM để thực hiện một nhiệm vụ. Nguyên lý hoạt động của nó là:
Trigger -> Execution
Trong đó, output của execution trước có thể trở thành input của execution sau, hình thành 1 hệ thống mắt xích (chain).
Ứng dụng của AI Automation: E-Commerce Product Listing
Một thời gian trước, mình có sử dụng thằng Zapier để làm chuỗi tự động hóa listing sản phẩm lên trên Store Shopify của dự án Ecommerce tại công ty.
Listing sản phẩm là công việc khá nhàm chán, cơ bản là bạn có thông tin và ảnh sản phẩm, bạn sẽ cần đẩy nó lên trên cửa hàng để người mua nhìn thấy. Quy trình này nhàm chán, lặp đi lặp lại.
Cơ chế hoạt động
Bằng Zapier, mình có thể tự động listing sản phẩm lên trên cửa hàng mà chỉ cần xong được file thiết kế hình ảnh. Hệ thống này hoạt động theo chuỗi:
- Đầu tiên, khi file thiết kế done, nó sẽ được đẩy vào 1 folder Google Drive được tạo sẵn. Đây sẽ là cái “trigger” của toàn bộ chuỗi tự động hóa.
- Khi file thiết kế được đẩy vào folder, hệ thống sẽ kéo cái ảnh đó và tên file. Tên file sẽ được ném cho OpenAI để viết thành mô tả sản phẩm; rồi cùng với cái ảnh thì nó sẽ được ném qua listing lên cửa hàng bằng kết nối API với Shopify.
Cách Zapier cho Store Listing Executive đi chăn bò
Vậy nếu trung bình thời gian listing 1 mẫu sản phẩm của 1 nhân sự là 15 phút, 1 ngày họ đi làm 8 tiếng, 1 tuần 5 buổi, lương 1 tháng của người đó là 10 triệu thì:
- Người đó sẽ list được 32 sản phẩm 1 ngày nếu làm như cái máy không ngừng nghỉ.
- Nghĩa là một tuần họ list được 160 sản phẩm. Một tháng 640 sản phẩm.
- Chi phí trung bình của mỗi sản phẩm họ list được là 15,625 VND. Gần 16k.
Với Zapier, chi phí một tháng là $20 (507,000 VND) cho 750 mẫu sản phẩm, với thời gian execution gần như không đáng kể, vì không cần phải lo về độ dồn thời gian từ output của designer tới output của ông listing. Vậy, chưa cần bàn về thời gian, chi phí trung bình là 676 VND mỗi sản phẩm, chưa tới 1 nghìn đồng :))))
Thực tế ra mà nói, quy chiếu đúng con số hiệu suất 640 của nhân sự, thì 1 tháng team sẽ mất 432,640 VND với kết quả công việc tương tự, mà còn dư thừa. Nói về tiền bạc thì rút từ 10,000,000 VND xuống 432,640 VND là tiết kiệm 95.7% chi phí ae ạ. Sum nhé:
Chỉ số | Người | Zapier |
---|---|---|
Hiệu suất | 640/ tháng | 750/ tháng (gói rẻ nhất) |
Chi phí trung bình trên sản phẩm | 15,625 VND | 676 VND |
Tổng chi phí 1 tháng để đạt cùng hiệu suất | 10,000,000 VND | 432,640 VND |
Tiết kiệm chi phí | 0% | 95.7% |
Ứng dụng của AI Automation: Short videos
Ae thấy mấy kênh youtube shorts, kênh TikTok, Instagram Reels, Facebook Watch thải ra 1 lố các video ngắn kiểu Brainrot, movie cut scenes, kể chuyện,… không?
Phần lớn dùng AI Automation cả.
Người ta xây thành một chuỗi bắt đầu từ việc nhận dữ liệu crawl được. Có thể tự tay người ta input chữ vào 1 cái sheet nào đó, có thể là người ta dùng tool crawl dữ liệu từ các kênh khác,… Nhưng nhìn chung, người ta thu được dữ liệu rất nhanh chóng và nhiều qua tool, sử dụng làm trigger, xây script voice-over bằng LLM, ném qua 1 con AI Voice-over như ElevenLabs để nó làm voice cho, tự gán vào video, xuất bản, đăng tải.
Tất cả những thứ trên được xâu chuỗi lại và tự động hóa, cho phép người ta xuất bản như điên, đạt con số traction ban đầu sớm, rồi mới đi cải tiến chất lượng, đem yếu tố con người vào dần, tăng cường branding, phong cách riêng.
Anh Huân, một thợ Youtube đã kiếm tiền như nước sông Hồng qua đa kênh Youtube, cũng đã chia sẻ thể loại tắt não này ở 1 buổi sự kiện về AI gần đây mình tham dự.
Ứng dụng của AI Automation: Khác
Nhìn vào đây, khi ông hiểu bản chất, thì ông sẽ thấy giới hạn chỉ nằm ở supported apps cho người Low-code, No-code; và APIs cho người Yes-code :))) Lấy ví dụ đi, thay vì nghĩ tới hệ thống output external, thì nhìn vào internal:
- Tự động thêm trường thông tin mới vào Google Sheet khi có đối tác gửi mail với dự định muốn hợp tác.
- Tự động cập nhật bảng kế toán phân loại doanh mục khi có email invoice từ phía Ngân hàng sử dụng.
- Tự động gửi tin nhắn inbox khi comment trên bài viết Instagram là cụm từ gì đó.
- …
Nói chung là mấy trò tự động hóa này nhiều ứng dụng điên lắm :)) khi đã hiểu cơ chế rồi thì phần còn lại chỉ nằm ở ông tinh mắt tới mức nào để nhìn ra ứng dụng của nó trong các việc ông làm thôi. Những thằng bắt sớm thì cũng kiếm tiền bội, trước chúng nó bán prompt thì bây giờ bán cả Automation flow, sắp tới thì bán cả Agents.
Nền tảng càng mở rộng, càng nhiều ứng dụng được tích hợp, template được xây,… thì những thứ này càng điên hơn. AI Automation đã phế truất con người như vậy rồi thì ae chờ AI Agents nhé. Cái này mình đẩy sang bài sau.
Peace.